Module thu phát âm thanh ISD 1820. Ứng dụng làm hệ thống báo trộm với cảm biến vật cảng hồng ngoại và Arduino Nano. Phần 2

 Bài trước: Tìm hiều về module thu phát âm thanh ISD 1820

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về module thu phát âm thanh ISD 1820. Trong bài này tôi sẽ trình bài với các bạn ứng dụng khá thú vị của module này đó là ứng dụng báo trộm với âm thanh cảnh báo chúng ta thu sẵn trước đó. Nội dung cảnh báo có khiến tên trộm rung sợ hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của bạn nữa nhé!

 1. Hệ thống báo trộm dùng module thu phát âm thanh ISD1820 và cảm biến vật cảng hồng ngoại.

a. Chuẩn bị phần cứng:

  • Module thu phát âm thanh ISD1820 (Kèm loa)

  • Module cảm biến vật cảng hồng ngoại:

Arduino Nano hoặc Uno


  • Dây cắm board.
2. Sơ đồ:

  • Giải thích sơ đồ:
    • Sơ đồ trên bao gồm 1 Board Arduino Nano, 1 Module thu phát âm thanh, và 1 module vật cảng hồng ngoại.
    • Chân Vcc của module thu phát âm thanh ISD 1820 nối với chân 3V của Nano (không được nối với chân 5V). GND nối GND, chỉ sử dụng chân P-E (PlayE) nối với chân D2 để phát lại toàn bộ đoạn thu âm.
    •  Cảm biến vật cảng hồng ngoại: Chân VCC nối 5V trên Nano, GND - GND, Chân OUT nối với chân D3.
3. Code:

const int cbhn=3;//Cảm biến hồng ngoại nối với chân D3
const int playe=2; //PlayE nối với chân D2
void setup() {
  pinMode(cbhn, INPUT);
  pinMode(playe,OUTPUT);
  Serial.begin(9600);

}

void loop() {
  int gtcbhn=digitalRead(cbhn); //Đọc giá trị từ cảm biến hồng ngoại
  Serial.println(gtcbhn);
  if(gtcbhn==0){ //nếu có vật cảng
    digitalWrite(playe,HIGH); //Phát âm thanh báo động
    }
  else {digitalWrite(playe,LOW);}//đặt PlayE về LOW để không phát âm thanh

}

Giải thích code: Trong đoạn code trên ta thấy khi gtcbhn==0 tức là có vật cảng thì cảm biến hồng ngoại trả về giá trị LOW (0) lúc này ta sẽ cấp xung mức cao (HIGH) cho chân playe(Chân D2). khi chân này được cấp xung cao sẽ tự động phát đoạn báo động.
Chú ý: khia đang phát đoạn báo động nếu có vật cảng tiếp thì đoạn báo động vẫn phát cho đến hết. Nếu muốn dừng khi không còn vật cảng thì nối với Chân P-L (PlayL).

Các bạn có thể tham khảo toàn bộ cách làm và kết nối mạch cũng như mô phỏng kết quả trong Video sau:

Trên đây tôi đã trình bày cách làm một hệ thống báo trộm đơn giản dùng cảm biến vật cảng hồng ngoại. Hệ thống này có thể áp dụng tốt cho các dự án trong nhà. Tuy nhiên cảm biến vật cảng hồng ngoại loại này rất nhạy cảm với ánh sáng trắng (ánh sáng mặt trời). Nên muốn triển khai dự án này trong nhà các bạn nên đầu tư cảm biến hồng ngoại chất lượng hơn như các cảm biến sau:

Tuy nhiên hiện nay ngoài cảm biến vật cảng hồng ngoại chúng ta còn có thể sử dụng các module khác để phát hiện vật cảng như cảm biến siêu âm chẳng hạn. Do sử dụng sóng siêu âm để phát hiện vật cảng giống như loài dơi nên cảm biến này sử dụng rất hiệu quả trong môi trường trong nhà lẫn ngoài trời.
Bài tiếp theo tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách dùng cảm biến siêu âm để làm hệ thống báo trộm tương tự như hệ thống này.
Các bạ hãy đón đọc nhé!

Bài tiếp theo: 

1 تعليقات

  1. Số điện thoại 0776541111 chuyên cung cấp giải pháp âm thanh toàn diện với đa dạng các dòng loa, bao gồm loa âm trần, loa phát thanh, và âm thanh hội trường. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những thiết bị âm thanh chất lượng cao, bền bỉ và tối ưu, đáp ứng mọi nhu cầu từ cá nhân, doanh nghiệp cho đến các sự kiện lớn. Với mức giá hợp lý và dịch vụ tận tâm, chúng tôi tự hào là lựa chọn đáng tin cậy cho không gian âm thanh hoàn hảo của bạn. Hãy liên hệ ngay qua 0776541111 để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ âm thanh chuyên nghiệp nhất!

    ردحذف

إرسال تعليق

أحدث أقدم